Vua Władysław IV Vasa

Cuộc bầu cử Sejm năm 1632 kết thúc với chiến thắng thuộc về Wladyslaw mà không có những ứng cử viên nghiêm túc nào khác. Quyết định về ai sẽ là vị vua kế tiếp của Khối thịnh vượng chung cũng được đặt ra tại Hội nghị kế tiếp vào ngày 13/11/1632, và Wladyslaw là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vua Ba Lan. Trong hội nghị, Wladyslaw cam kết tự tài trợ cho một trường quân sự và trang thiết bị; tìm cách tài trợ cho một hạm đội hải quân; để duy trì liên minh hiện tại; không hỗ trợ nhiều về nơi ở cho người nước ngoài cư trú; không đàm phán hiệp ước hòa bình hoặc tuyên chiến mà không có sự chấp thuận của Sejm; không lấy vợ mà không có sự chấp thuận của Thượng viện. Khi kết quả bầu cử được công bố bởi Thái Đại Nguyên soái, Łukasz Opaliński, giới quý tộc (szlachta), người đã tham gia cuộc bầu cử, đã bắt đầu lễ hội để vinh danh vị vua mới, kéo dài ba tiếng đồng hồ[19]. Władysław được trao vương miện tại Nhà thờ Wawel, tại Kraków vào ngày 6 tháng 2 năm sau (năm 1633).

Chiến dịch quân sự

Chiến dịch Smolensk (1632 - 1633)

Trong một nỗ lực để đánh bật ảnh hưởng của Ba Lan ở nước Nga ngay khi tân vương Wladyslaw IV vừa lên ngôi, Sa hoàng Mikhail I của Nga đã ra lệnh tấn công vào Khối thịnh vượng chung. Tháng 10/1632, một đội quân Nga bất ngờ vượt biên giới phía đông để vào Khối thịnh vương chung, vây hãm đội quân Khối thịnh vượng chung ở Smolensk gồm 1.600 binh sĩ với 170 quân pháo binh dưới sự chỉ huy của Voivensk của Smolensk, Aleksander Korwin Gosiewski[20] vào tháng 12/1632. Đến Smolensk, quân Nga nã đại bác vào thành và lính Nga tấn công mãnh liệt làm quân của Khối thịnh vương chung bị thiệt hại một số. Để cứu nguy, tân vương Ba Lan đã đề nghị Quốc hội cho viện binh[21] ra cứu thành Smolensk. Đề nghị nhanh chóng được chấp thuận và Quốc hội chuẩn y một khoảng chiến phí 6,5 triệu zlotys, 21.500 quân và khoảng 10.000 ngựa chiến. Đến mùa hè năm 1633, viện binh của vua Ba Lan sang Smolensk với 25.000 người và tiếp tục đến tháng 9 thì tăng lên thêm 14.000 người nữa[22], nâng tổng số quân Khối thịnh vượng chung là 36.000 người. Phòng ngừa sự phản công của Khối thịnh vượng chung, vua Nga điều thêm 25.000 quân nữa sang Smolensk; tiếp đó quân Cossak với khoảng 20.000 người nữa ra hỗ trợ quân triều đình Nga, đã đồng loạt tấn công vào Smolensk. Quân đội của Khối thịnh vượng chung ra sức chống trả quyết liệt. Ở trong Ba Lan, nhà vua đưa ra chiến trường lực lượng pháo binh mạnh mẽ (đưa lính ngự lâm vào bắn pháo), phổ biến toàn quân cách xây dựng pháo đài theo ý tưởng phương Tây để quân đội thực hành. Kết quả, kỵ binh của Khối thịnh vượng chung ở Smolensk đã đẩy lùi hiệu quả cuộc tấn công của quân Nga, buộc họ phải ở trong chiến hào. Trong một loạt các cuộc đụng độ dữ dội, các lực lượng Thịnh vượng chung dần dần đánh chiếm các pháo đài của Nga, và cuộc vây hãm đã đến giai đoạn cuối cùng của nó vào cuối tháng Chín. Bị vây hãm lâu ngày và không có viện trợ từ triều đình Nga, quân Nga ở Smolensk đầu hàng. Tướng Nga là Shein khởi sự đàm phán[23] với Khối thịnh vượng chung ở Smolensk, ký Hòa ước Polyanovka (30/4/1634). Theo Hòa ước, Nga phải bồi thường chiến phí là 20.000 ruble và phải giải tán phần lớn lực lượng pháo binh, đổi lại vua Ba Lan từ bỏ các danh hiệu Đại công ở Nga.

Chiến dịch với Ottoman

Sau chiến dịch Smolensk, Khối thịnh vượng chung đã bị đe dọa bởi một cuộc tấn công khác của Đế chế Ottoman. Khi đang chiến tranh với Nga, vua Ba Lan cử một đội quân dưới sự chỉ huy của hetman Stanisław Koniecpolski để tiến về biên giới phía nam để ngăn chặn Ottoman tấn công. Kết quả, hiệp ước hòa bình được ký kết với nội dung là kiềm chế các cuộc tấn công biên giới bởi Cossacks và Tatars, Ottoman thừa nhận Khối thịnh vượng chung là quốc gia độc lập có chủ quyền[24].

Chiến dịch với Thụy Điển

Kết thúc chiến dịch phía nam, vua Ba Lan quay sang Thụy Điển. Lợi dụng vua Thụy Điển Gustav II Adolf vừa mất và chính quyền Thụy Điển đang lục đục, Hiệp ước của chiến tranh Ba Lan - Thụy Điển vừa hết hạn, vua Ba Lan khởi sự chiến tranh với Thụy Điển nhằm mục đích: chiếm lại ngôi vua Thụy Điển (Wladyslaw IV ngay từ lúc lên ngôi đã muốn chiếm ngai vàng Thụy Điển, song bị Tể tướng Thụy Điển Axel Oxenstierna bác bỏ[25])., cướp đoạt một số vùng đất của Thụy Điển chiếm đóng để mở rộng lãnh thổ. Thụy Điển, bị suy yếu bởi sự tham gia trong Chiến tranh Ba mươi năm, tuy nhiên đã mở ra một giải pháp hòa bình[26]. Władysław không thể chống lại quyết định của Sejm và Thượng viện, và đồng ý ủng hộ hiệp ước[27]. Vì vậy, cả hai bên đã nhất trí ký Hiệp ước Stuhmsdorf (Sztumska Wieś) vào ngày 12 tháng 9 năm 1635, thuận lợi cho Khối thịnh vượng chung, giành lại lãnh thổ Phổ, và kêu gọi Thụy Điển giảm thuế quan đối với thương mại hàng hải

Chính trị

Sau khi lên ngôi, Wladyslaw IV tính đến việc chiếm lấy ngai vàng Thụy Điển sau khi vua Gustav II Adolf qua đời. Vua Ba Lan tìm cách hòa giải với Thụy Điển để phục vụ mưu đồ trên, nhưng bị Tể tướng Thụy Điển bác bỏ thẳng thừng.

Władysław IV tiếp tục củng cố quan hệ với Đế quốc La Mã Thần thánh và từ chối quan hệ với các kẻ thù của Đế quốc La Mã Thần thánh, nhất là Pháp. Năm 1635, Hồng y Richelieu đề nghị được liên minh với Ba Lan nhằm chia sẻ quyền lợi ở vùng Silesia, nhưng vua Ba Lan lịch sự từ chối vì không muốn Cộng đồng Công giáo bị rối loạn và quyền lực của mình hiện đang bị hạn chế bởi Quốc hội Ba Lan[28].

Dầu vậy, Wladyslaw vẫn cố gắng giữ vai trò dẫn đầu hệ thống chính trị châu Âu, người trung gian hòa bình cho Chiến tranh Ba Mươi Năm. Sau cuộc đình chiến của Stuhmsdorf, Władysław ngày càng nhận ra rằng triển vọng của mình để lấy lại ngai vàng Thụy Điển là mờ nhạt[29]. Trong những năm 1636-1638, Wladyslaw đề ra nhiều cải cách mới: (1) bảo vệ một vùng đất có di sản để ngăn ngừa thay đổi chính quyền về sau; (2) thiết lập một cấu trúc xã hội mới nhằm giảm quyền lực của quý tộc; (3) tăng mức thuế trong thương mại nhằm phá vỡ độc quyền của quý tộc tư sản và thương gia. Nhưng cải cách này bị thất bại do sự chống đối quyết liệt của bọn đại quý tộc[29], những đạo luật hạn chế quyền lực của vua tại Quốc hội.

Hôn nhân

Sau khi lên ngôi, Wladyslaw được sắp đặt hôn nhân với Công chúa Elisabeth của Bohemia (con gái của Frederick V, tuyển hầu Palatine). Nhưng các quý tộc Ba Lan theo Công giáo đã bác bỏ cuộc hôn nhân này, vì sợ nhà vua sẽ nghe vợ để theo Tin lành.

Năm 1636, Wladyslaw được Hoàng đế La Mã thần thánh Ferdinand II mai mối làm quen với Nữ Tổng giám mục Cecilia Renata của Áo (em gái của Hoàng đế Ferdinand III trong tương lai). Sau chuyến thăm của Hoàng đế và Nữ Tổng giám mục Cecilia đến Warsaw, Wladyslaw cử sứ giả Jerzy Ossoliński đến gặp Hoàng đế La Mã thần thánh để bàn việc hôn nhân. Được sự hậu thuẫn của cha dòng Phanxicô là Walerian Magni[30] và Kasper Doenhoff, Hoàng đế chấp thuận. Hoàng đế La Mã thần thánh Ferdinand II gửi hồi môn 100.000 złoty, chi tiền cấp dưỡng cho hai người mẹ của vua Ba Lan: Anna và Konstance; chấp nhận luôn phong cho con trai của cặp vợ chồng Władysław và Nữ Tổng Giám mục Cecilia Renata được làm công tước Opole và Racibórz ở Silesia. Sau cái chết bất ngờ của cha mình, Thái tử lên ngôi là Ferdinand III của đế quốc La Mã Thần thánh xúc tiến và hai nước Ba Lan - La Mã thần thánh chính thức ký một văn bản "liên minh chính trị"[31]. Theo văn bản này, Ba Lan (Khối thịnh vượng chung) không ký bất kỳ hiệp ước nào với kẻ thù để chống lại Habsburgs, chuyển giao quyền của mình cho ngai vàng Thụy Điển trong trường hợp hai vợ chồng không có con thừa kế. Đổi lại, Habsburg hứa sẽ hỗ trợ những nỗ lực của ông để lấy lại vương miện Thụy Điển, và chuyển giao cho ông một số lãnh thổ trong trường hợp có lợi trong cuộc chiến chống lại người Ottoman. Cuộc hôn nhân được tổ chức hoành tráng vào ngày 12/9/1637.

Sau cuộc hôn nhân, tình hình Khối thịnh vượng chung đang xuống dốc thảm hại: Wladyslaw dự tính đem quân sang giúp Hoàng đế La Mã thần thánh đánh Inflanty vào năm 1639; lại lập liên minh với Tây Ban Nha chống lại Pháp trong 1640-1641 và 1641-1643, với Đan Mạch chống lại Thụy Điển. Wladyslaw cũng tìm cách hòa giải giữa Công giáo và Tin lành, nhưng không thành công. Ông cố gắng tổ chức một hội nghị tại Toruń (Thorn) bắt đầu vào ngày 28 tháng 1 năm 1645, nhưng nó không đạt được bất kỳ kết luận nào[32].

Sau cái chết của Cecilia vào năm 1644, mối quan hệ giữa Władysław và Habsburgs phần nào bị nới lỏng[33]. Đổi lại, quan hệ với Pháp được cải thiện, và cuối cùng Władysław kết hôn với công chúa Pháp Ludwika Maria Gonzaga de Nevers, con gái của Karol I Gonzaga, hoàng tử de Nevers, năm 1646[34]

Đến cuối đời, Władysław khởi sự chiến tranh với Ottoman bất chấp sức khỏe bị suy sụp khi biết tin quân Ottoman bất ngờ tấn công làm 30.000 người dân ở Khối thịnh vương chung bị chết. Lúc đầu, nhà vua tìm cách chiêu mộ quân Cossack và thuyết phục các quý tộc ở Quốc hội chấp thuận cuộc viễn chinh này, nhưng bị Quốc hội từ chối. Lần khác, nhà vua vận động được ông trùm Jeremi Wiśniowiecki (người tổ chức các cuộc tập trận quân sự gần biên giới Ottoman) hỗ trợ chiến phí. Nhưng cái chết bất ngờ của con trai mới 7 tuổi là Sigismund Casimir (con của Cecilia) làm nhà vua suy sụp hẳn (ông còn một con trai nữa là Władysław Konstanty, đã sang làm tướng ở Thụy Điển thời nữ hoàng Christina)

Liên quan